Đại dịch mang tên... đái tháo đường

Thứ tư - 23/11/2022 06:15:15


Thống kê cho thấy, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường.

Đại dịch mang tên đái tháo đường


Những con số này đã tăng gấp ba lần trong hai thập kỷ qua. Các chuyên gia cho rằng, các con số đặc biệt đáng báo động. Bởi, nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể phát triển từ bệnh tiểu đường, bao gồm: Tim mạch, thần kinh, mù lòa, suy thận... Ước tính, trong năm 2021, có 6,7 triệu người tử vong vì các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường.

Điều gây sốc hơn nữa là có tới một nửa số người đang sống chung với tiểu đường, nhưng không biết mình mắc bệnh. Con số này cũng tương tự tại Đông Nam Á - khu vực được dự đoán chứng kiến có 152 triệu người mắc bệnh tiểu đường vào năm 2045.

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) tuyên bố, bệnh đái tháo đường đã trở thành một đại dịch có cường độ chưa từng thấy, vượt khỏi tầm kiểm soát. Đồng thời, là một trong những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe phát triển nhanh nhất của thế kỷ 21. Muốn kiềm chế tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, chúng ta cần phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh sớm, nhất là ở giới trẻ.

Các chuyên gia y tế nhận định, Covid-19 đã tăng thêm gánh nặng lên tình trạng mắc bệnh tiểu đường. Trong năm đầu tiên đại dịch bùng phát, một nghiên cứu ở châu Âu cho thấy, cứ 5 bệnh nhân tiểu đường nhập viện do Covid-19 thì có 1 người tử vong trong 28 ngày.

Ở châu Á - Thái Bình Dương, gần một nửa số quốc gia được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khảo sát báo cáo, các dịch vụ điều trị bệnh tiểu đường bị gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn.

Các nghiên cứu sơ bộ cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa Covid-19 và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở thanh, thiếu niên ngày càng tăng. Điều đó khiến việc đưa ra các biện pháp can thiệp tại chỗ để hạn chế sự gia tăng trong thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng.

Dịch vụ chăm sóc bệnh tiểu đường đã phát triển mạnh mẽ trong hơn 100 năm qua, cải thiện cuộc sống của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Song, thực tế cho thấy, trong thế kỷ mới này, chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa để nhìn nhận nghiêm túc các số liệu thống kê về bệnh tiểu đường.

Rõ ràng là cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu này, đặc biệt ở những nơi mà tỷ lệ mắc bệnh đang tăng và hệ thống y tế chịu áp lực nặng nề.

Đại dịch Covid-19 có thể đã làm gia tăng hành vi “tĩnh” ở thanh niên. Song, khi các biện pháp phòng chống đại dịch đã được nới lỏng, giờ là thời điểm chúng ta áp dụng các thói quen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường. Trong đó, bao gồm duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

Song song với đó, các công ty y tế cũng cần khai thác chuyên môn và kiến thức để ngăn ngừa, phát hiện cũng như điều trị bệnh tiểu đường sớm hơn. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, gần 800 triệu người (12,2% dân số toàn cầu) sẽ mắc bệnh tiểu đường vào năm 2045. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, sau Covid-19, một đại dịch khác đang âm thầm lây lan.

 

Theo Trọng Dương
Giáo dục và Thời đại

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây