Những cấm kỵ khi uống nước mía đặc biệt nhóm người này nên tránh

Thứ tư - 05/07/2023 07:10:31


Nhiều người chỉ biết đến công dụng của nước mía đối với sức khỏe mà không để ý một số đại kỵ với loại thức uống này có thể nguy hại cho cơ thể.

Những cấm kỵ


Những người không nên uống nước mía

BSCK2 Huỳnh Tấn Vũ (Giảng viên Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược TPHCM) cho biết, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá... vị ngọt, tính lạnh, vào được 2 kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí.

Mặc dù nước mía mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng cần phải uống nước mía đúng cách.

Không uống quá nhiều dù rất khát, chỉ nên dao động dưới 240ml mỗi ngày (khoảng 2 ly); nên dùng ngay sau khi ép, không để nước mía quá lâu bên ngoài dễ bị nhiễm khuẩn và đặc biệt những nhóm người dưới đây không nên uống nước mía.

Người có hệ tiêu hóa kém

Do tính hàn lương và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

Người đang sử dụng thuốc

Không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Người mắc bệnh tiểu đường

Trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường.

Người đang ăn kiêng, giảm cân

Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.

Lưu ý khi uống nước mía

Nguy cơ gây ung thư


Nước mía là loại nước rất phổ biến vào mùa hè. Đối với những máy ép mía không đảm bảo vệ sinh, ngoài việc làm nước mía có màu đục, chất lượng kém, còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Trong máy ép sẽ có những kim loại nặng tích tụ có thể sẽ gây độc tính và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn khả năng gây ung thư rất cao.

Dễ bị nhiễm khuẩn

Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng nước thường không đảm bảo sạch sẽ, nên nước mía có thể dễ dàng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Uống nước mía để lâu trong tủ lạnh

Nhiều người mua nước mía về nhưng chưa uống ngay mà cất đi hoặc để quên trong tủ lạnh cho mát. Nhưng việc bạn bảo quản nước mía quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Nguyên nhân là nước mía để quá lâu trong tủ lạnh hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp, trở thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, dễ gây tiêu chảy ngộ độc thực phẩm cho bạn.

Không uống khi muốn giảm cân

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Uống nước mía vào thời điểm nào tốt nhất

Buổi chiều là thời gian thích hợp nhất để nạp lượng đường vừa đủ từ 1 ly nước mía.

Hạn chế uống nước mía vào buổi sáng sớm và buổi tối, sẽ làm lạnh bụng, gây khó chịu, thậm chí dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy…

 

Theo Thanh Mẫn
Giáo dục và Thời đại

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây