Harvard chỉ 2.000sv, ĐH Quốc gia TPHCM gấp 50 lần: Lượng và chất

Thứ hai - 25/12/2023 19:21:30


PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết, Đại học Harvard mỗi năm tuyển chỉ 2.000 sinh viên, trong khi riêng Đại học Quốc gia TPHCM đang đào tạo 95.000 sinh viên. Vậy nhưng, việc đào tạo chưa thể "bỏ" lượng.

harvad


Nói về quy mô đào tạo của Đại học Quốc gia TPHCM, tại Hội nghị thường niên 2023, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia thông tin - hiện cơ sở này đang đào tạo hơn 95.000 sinh viên.

Từ con số này, ông Quân đặt ra so sánh khi Đại học Harvard mỗi năm chỉ tuyển khoảng 2.000 người. 

Harvard chỉ 2.000 sinh viên, ĐH Quốc gia TPHCM gấp 50 lần: Lượng và chất! - 1
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM là một trong những trường được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng (Ảnh: Hoài Nam).

Nói về lượng và chất trong đào tạo, PGS.TS Vũ Hải Quân cho hay, với sứ mệnh của trường, nếu đào tạo ít đi, chỉ vài ngàn sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, đặc biệt ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Nếu chú trọng về chất ngay sẽ rất khó, trước tiên cần đảm bảo về số lượng thì mới có thể thay đổi về chất. 

Trong khảo sát và đánh giá nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tại 4 tỉnh, thành Đông Nam Bộ, Đại học Quốc gia TPHCM kiến nghị Nhà nước cần có nghiên cứu, quy hoạch và dự báo các ngành đào tạo trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.

Nhà nước cần làm cầu nối giữa doanh nghiệp (nhu cầu) và cơ sở đào tạo đại học (nguồn cung) để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển đất nước, tránh việc lãng phí nguồn lực của xã hội khi đào tạo ra trường mà không sử dụng được.

Đại học Quốc gia TPHCM kiến nghị các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ cần nghiên cứu sâu cho từng địa phương về nhu cầu của nhà tuyển dụng nhằm dự báo và có kế hoạch đáp ứng nhu cầu tuyển dụng các lĩnh vực.

Nhóm nghiên cứu kiến nghị các cơ sở đào tạo đại học tại khu vực Đông Nam Bộ cần tăng cường đào tạo sau đại học chất lượng cao và đào tạo nguồn nhân lực cấp cao cho xã hội.

Ai ai cũng có thể đỗ đại học, chỉ ai thật sự không muốn đỗ mới có thể rớt, là vấn đề được nhắc đến nhiều năm gần đây. Sau mỗi mùa tuyển sinh đại học gần đây, tỷ lệ thí sinh đỗ đại học lại làm nhiều người không giải thích nổi.

Như năm nay, theo thông kê từ Bộ GD&ĐT, có đến 92,7% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học 2023 trúng tuyển ngay từ đợt một.

610.000 thí sinh trong số hơn 660.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đã trúng tuyển đợt 1. Hay có thể hình dung, gần như thí sinh cứ đăng ký xét tuyển đại học là... đỗ. Còn tổng số thí sinh đăng ký nhập học đợt 1 là gần 945.000 em. 

Đi cùng với việc đỗ đại học dễ hơn cả rớt đại học, lo lắng số lượng có lấn át chất lượng trong đào tạo đại học cũng là vấn đề được các chuyên gia nhắc đến. 

Cử nhân tốt nghiệp đại học giờ đây... nhan nhản như lá rụng mùa thu, sinh viên tốt nghiệp toàn loại giỏi, xuất sắc nhưng các doanh nghiệp vẫn đối mặt với thực tế không tuyển được nhân sự. 

Tuy nhiên, tỷ lệ đỗ đại học cao như hiện nay, theo nhiều chuyên gia chưa phản ánh được hành trình hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Đi cùng đó còn hàng loạt yếu tố như liệu học sinh có điều kiện để theo học đại học với chi phí đắt đỏ như hiện nay, chất lượng đào tạo tại các trường đại học, chất lượng khi sinh viên bước ra thị trường lao động...  

Tại Hội thảo "Thể chế chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học" mới đây, đại diện từ Học viện Viettel đã nói lên thực tế hiện nay, nhiều sinh viên ra trường tốt nghiệp xuất sắc nhưng khi ra trường, doanh nghiệp phải đào tạo lại.

Đơn vị này từng cần 2.000 sinh viên xuất sắc ở các trường về để đào tạo theo chương trình Viettel Digital mà chỉ tuyển được 100 sinh viên.

Qua khảo sát cho thấy, trong số đó, khoảng 75% các em tự đánh giá mình chỉ đáp ứng được chưa đến 80% yêu cầu của công việc. Ở chiều ngược lại, chỉ khoảng 2% các em cho rằng, với những gì mình được trang bị có thể đáp ứng trên 90% yêu cầu của doanh nghiệp.

Việt Nam là quốc gia đang thiếu lao động trình độ cao. Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, so với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, đến quý 2/2022 mới chỉ đạt 26,2%.

Rõ ràng, giáo dục đại học đang đối mặt với bài toán lượng và chất. Số lượng học sinh đỗ đại học ngày càng cao, các trường cũng không ngừng tăng chỉ tiêu mỗi năm.

Tuy nhiên, điều này chưa đồng nghĩa đồng nghĩa với chất lượng nguồn lao động được tăng lên. Chưa kể tình trạng cử nhân ra trường thất nghiệp, không đáp ứng nổi yêu cầu thực tế... là thực tế nhức nhối.

 

Theo Hoài Nam
Dân trí

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây