Điểm chuẩn ngành IT 'đụng trần'

Thứ tư - 20/09/2023 07:26:12


Trong 5 năm gần đây, mức điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin (CNTT) liên tục giữ vị trí Top đầu, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ và thu hẹp cơ hội đối với những học sinh muốn theo IT nhưng điểm thi chỉ ở mức khá. Không từ bỏ đam mê, nhiều bạn đã lựa chọn hướng đi khác tối ưu hơn thay vì học Đại học.

Điểm chuẩn ngành IT


Có phải, cánh cửa theo ngành CNTT đang dần bị thu hẹp?

Được công bố cuối tháng 8 vừa qua, điểm chuẩn ngành CNTT 2023 tiếp tục gây sốt. Theo đó, điểm chuẩn ngành IT1 của Đại Học Bách Khoa Hà Nội lên tới 29.42, nhóm các trường Đại học Top đầu cũng giao động từ 26-28 điểm cho ngành CNTT. Với các bạn học sinh có điểm thi mức trung bình - khá, trượt các nguyện vọng cao tạo nên nhiều khó khăn khi lựa chọn môi trường học tập.

Nguyên nhân dẫn tới điểm chuẩn ngành IT cao chót vót

Không ngoài dự đoán, đây chính là hệ quả của việc "người người đổ xô đăng ký ngành CNTT", số lượng thí sinh đăng ký quá đông khiến tỷ lệ chọi tăng cao. Đồng thời, một số trường Đại học đã sử dụng phương án tuyển sinh bằng việc xét tuyển hoặc tổ chức thi đánh giá tư duy trước đó, nên chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên điểm thi THPT Quốc Gia còn khá ít.

Nhìn nhận sâu hơn, chúng ta dễ dàng thấy rằng một bộ phận phụ huynh và học sinh vẫn có quan điểm: cứ học trường Top, có tấm bằng là ra có việc làm. Vì những hiểu lầm trên mà bất kỳ thí sinh nào cũng cố chen chân Đại học.

Tuy nhiên, thực tế lại diễn ra như PGS.TS Phạm Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo bồi dưỡng - Đại học Quốc Gia khẳng định: “Dù bạn có bộ hồ sơ đẹp, bằng giỏi, tốt nghiệp điểm cao mà không có năng lực thì doanh nghiệp sẽ không nhận bạn đâu.”

Ngành IT không còn màu mỡ, chỉ có đất cho những bạn trường Top?

Đứng trước hàng loạt thông tin về làn sóng cắt giảm nhân sự tại các tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước, mọi người đều băn khoăn về cơ hội việc làm, rào cản càng lớn đối với các bạn trẻ có học lực chưa thực sự xuất sắc.

Trên thực tế, ngành IT trong giai đoạn này có mức cạnh tranh gay gắt, nhưng sẽ không thể “sụp đổ”. Với tầm nhìn dài hạn 5-10 năm nữa, đây vẫn sẽ là mảnh đất màu mỡ, bởi một khi thế giới còn phát triển thì công nghệ nói chung và lập trình nói riêng không bao giờ lỗi thời.

Tại phiên tọa đàm với 17 doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản đối thoại về chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng khẳng định: “Hiện tại Chính phủ đang hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT và Truyền thông để đưa đất nước phát triển hơn nữa. Về nhân lực CNTT, Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu nhân lực. Dự kiến, trong giai đoạn 2025 - 2030, Việt Nam cần 2 - 2,5 triệu lao động cho lĩnh vực này.”

Điểm chuẩn ngành IT1


Song hành với tốc độ phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng là một trong những yếu tố then chốt cần tập trung. Tuy nhiên thực tế trong hơn 57,000 sinh viên Đại học - Cao đẳng CNTT tốt nghiệp hàng năm, chỉ có khoảng 17,500 sinh viên (chiếm 30%) đáp ứng được các kỹ năng; chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Đây cũng một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nhân sự; mặc dù số lượng đào tạo khá dồi dào.

Một lần nữa khẳng định: với ngành CNTT,doanh nghiệp luôn đánh giá cao năng lực hơn bằng cấp. Đối với những bạn không đủ điều kiện theo học một chương trình đào tạo chính quy, nhưng lựa chọn đúng môi trường phát triển và lộ trình học tối ưu thì việc phát triển sự nghiệp là hoàn toàn khả thi.

Hướng đi nào cho các sĩ tử đam mê CNTT nhưng không có cơ hội vào Đại học trường Top?

Bạn Dương Việt Hưng, cựu học sinh Trường THPT Việt Trì chia sẻ: “Sau khi trượt trượt 04 nguyện vọng đầu để vào ngành IT của các trường Đại học Top trên. Em đã quyết định học tại trung tâm để học nhanh, đi làm sớm. Khi tìm hiểu, em biết đến Bài test tư duy GMAT được xây dựng bởi CodeGym để tự đánh giá xem mình có phù hợp với ngành IT hay không. Sau đó em đã pass bài thi, đồng thời tham gia phiên định hướng 1-1 với giảng viên giúp em hiểu hơn về ngành nghề và vạch ra lộ trình phát triển nghề nghiệp của mình. Yếu tố quan trọng nhất để em lựa chọn CodeGym đó là mô hình đào tạo nghề thực chiến trong thời gian ngắn chỉ 06 tháng. Như vậy, khi các bạn đồng trang lứa vừa tốt nghiệp Đại học, em đã có hơn 3 năm kinh nghiệm đi làm”. Được biết, sau khi hoàn thành khóa học tại CodeGym, bạn Dương Việt Hưng đang là lập trình viên tại STI Việt Nam.

Được giới thiệu bởi người quen từng học tại CodeGym, bạn Lê Đình Tuấn (sinh năm 2001) quyết định lựa chọn CodeGym bởi hai yếu tố: Chương trình thực chiến có sự kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và cam kết việc làm được đảm bảo 100% bởi hợp đồng có giá trị pháp lý. Hiện tại, Tuấn là lập trình viên với 3 năm kinh nghiệm tại Agilead Global.

Là một trong những học viên lựa chọn CodeGym ngay khi vừa tốt nghiệp THPT, bạn Dương Tuấn Anh (hiện đang là lập trình viên tại DEHA Việt Nam) chia sẻ: “Hồi đó, giữa lựa chọn đi du học và học tại Việt Nam, em lựa chọn CodeGym để tối ưu hơn về học phí và vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Đồng thời, việc học nhanh chỉ trong 6 tháng cũng giúp em tiết kiệm được rất nhiều chi phí sinh hoạt, tổng số tiền cần đầu tư chỉ khoảng 20-30% so với 4 năm đại học.”

Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhất là trong lĩnh vực yêu cầu tính ứng dụng thực tế cao như CNTT. Chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng cả hai khía cạnh: chủ quan về lực học của học sinh, tài chính gia đình và khách quan về sự cạnh tranh của thị trường, nhu cầu doanh nghiệp từ đó lựa chọn phương án học tập tối ưu.

 

Theo P.V
Tiền Phong

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây