Tư vấn tuyển sinh

https://tuvantuyensinh.vn


Làm điều này, bạn có thể tránh được 70% nguy cơ ung thư


Nghiên cứu mới đây, được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, cho thấy gián đoạn đồng hồ sinh học có thể làm tăng gần 70% nguy cơ ung thư, theo nhật báo Anh Express.

Làm điều này


Đó là giữ đồng hồ sinh học của cơ thể ổn định.

Nhịp sinh học bị gián đoạn có thể dẫn đến cơ thể không thể kiểm soát được chu kỳ phân chia tế bào và sự phát triển tế bào ác tính sau đó, theo chuyên trang nghiên cứu khoa học ResearchGate.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm có thể làm giảm mức “hoóc môn ngủ” melatonin và kích thích ung thư phát triển.

Đồng hồ sinh học của cơ thể kiểm soát hàng nghìn chức năng trong cơ thể, vì vậy tất nhiên sự can thiệp vào hệ thống này gây ra bệnh tật.

Thực tế, nghiên cứu mới cho thấy gián đoạn đồng hồ sinh học có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên gần 70%.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy làm việc ca đêm dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư và các bệnh mạn tính như tiểu đường và rối loạn chuyển hóa cao hơn.

Điều này đã làm gián đoạn nhịp điệu 24 giờ tự nhiên trong hoạt động của một số gien liên quan đến ung thư.

Những gián đoạn này khiến những người làm ca đêm dễ bị tổn thương ADN và gây ra sự chậm trễ trong cơ chế sửa chữa ADN của cơ thể.

Nghiên cứu, do tiến sĩ Katja Lamia, Phó giáo sư tại Khoa Y học Phân tử, Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ), hướng dẫn, đã thăm dò mối liên quan này.

Cô lưu ý: Luôn có nhiều bằng chứng cho thấy những người làm việc theo ca và những người có lịch trình ngủ bị gián đoạn có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn, và chúng tôi muốn tìm ra lý do tại sao.

Kết quả cho thấy những con chuột tiếp xúc với ánh sáng theo chu kỳ khác thường để tạo sự gián đoạn đồng hồ sinh học - có tỷ lệ khối u tăng lên 68%, theo Express.

Kết quả cho thấy sự gián đoạn đồng hồ sinh học mạn tính làm tăng đáng kể sự phát triển ung thư phổi ở động vật.

 

Theo Thiên Lan
Thanh niên

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây