Top 3 nghề nguy hiểm nhất thế giới

Thứ bảy - 15/06/2024 12:07:51


Dù khá nguy hiểm khi làm việc, nhưng vẫn có nhiều người chấp nhận chọn những công việc dưới đây.

Dưới đây là gợi ý 3 công việc được đánh giá nguy hiểm nhất trên thế giới, bạn có thể tham khảo thêm để đưa được sự lựa chọn phù hợp khi tìm kiếm việc làm.

Lau kính nhà cao tầng

Nghề đu dây lau vệ sinh kính nhà cao tầng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam sau những năm 2000, khi các tòa nhà lớn mọc lên và có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Số lượng người lao động tham gia vào nghề lau kính nhà cao tầng cũng ngày một tăng lên do mức lương tương đối cao hơn so với những ngành nghề khác. Đây là công việc đặc biệt nguy hiểm mà không phải ai cũng có đủ can đảm để làm.

 

top3


Những người làm nghề này phải leo lên các tòa nhà cao tầng cách xa mặt đất vài trăm mét chỉ để lau bụi ở cửa kính. Trên thế giới, những người làm nghề này được trả lương rất cao, nhưng ở Việt Nam lương cho công việc nguy hiểm này chỉ được trả từ 6 - 7 triệu/ tháng. 

Diễn viên đóng thế

Diễn viên đóng thế là công việc nguy hiểm khi phải thực hiện một số thao tác như nhảy từ trên cao xuống, đâm xe, đánh nhau hoặc sử dụng vũ khí nguy hiểm trong các trận đánh. Rủi ro của nghề này rất lớn, buộc người làm phải cam kết chấp nhận trước khi bắt đầu công việc.

Thậm chí, có một số rủi ro dẫn đến thương tích nghiêm trọng, gây ra tử vong đều phải chấp nhận. Thời gian làm việc của diễn viên đóng thế cũng không cố định mà phải phụ thuộc vào diễn viên chính hay công tác của đoàn phim.

Tuy công việc nguy hiểm là vậy, nhưng đổi lại họ sẽ nhận về mức lương khá cao so với mặt bằng chung từ 500.000 đến 5 triệu đồng/lần đóng thế. Đây chính là điều khiến nhiều người chấp nhận đánh đổi để có được công việc này.

Hướng dẫn viên leo núi

Hàng tấn tuyết đổ xuống từ các ngọn núi sẵn sàng vùi lấp người leo núi xấu số bất cứ lúc nào. Đó cũng chính là lý do khiến nghề hướng dẫn viên leo núi xếp hạng 7 trong số những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới.

Mức thu nhập của các hướng dẫn viên leo núi được đánh giá rất cao, rơi vào khoảng 70.000 USD/năm (khoảng 1 tỷ 500 triệu đồng).

Tuy nhiên, hướng dẫn viên leo núi phải chấp nhận sống ở các địa điểm ngay cạnh núi, ở những khu vực khá nguy hiểm và không náo nhiệt như ở khu vực trung tâm.

 

Theo Anh Anh
VTC News

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây