6 tính năng 'dư thừa' trên smartphone

Thứ hai - 02/05/2022 17:10:29

Trong khi smartphone tiếp tục phát triển theo nhiều cách thú vị, không phải tất cả tính năng mà chúng xuất hiện đều phù hợp nhu cầu của người dùng.
 
6 tính

Rất nhiều đổi mới đã đến với smartphone trong những năm qua và được các công ty thích khoe trong quảng cáo và sự kiện ra mắt của họ. Vấn đề là chúng không phù hợp hoặc chưa cần thiết.

Hãy cùng điểm 6 tính năng thừa mà người dùng có thể bỏ qua khi mua một chiếc điện thoại mới.

Quay video 8K

Smartphone quay video 4K (3.840 x 2.160 pixel) đã xuất hiện một thời gian dài, bắt đầu với Galaxy S5 vào năm 2014. Quay video 4K hồi đó khá vô dụng vì chất lượng hình ảnh kém và chỉ được dùng như một cách để tiếp thị đến người dùng. Ngày nay, quay video 4K có mặt trên tất cả smartphone hàng đầu, tầm trung và thậm chí cả giá rẻ. Điều này có ý nghĩa khi xem video trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay… do màn hình của nó đủ lớn để phân biệt giữa video 1.080p và 4K.

Nhưng khi nói đến video 8K (7.680 x 4.320 pixel), sự cải thiện không đáng chú ý. Một trong những trường hợp hiếm hoi mà độ phân giải 8K thể hiện rõ ràng là chơi game chuyên nghiệp.

Camera 108 MP

Đã có nhiều thông tin khẳng định số megapixel lớn hơn không có nghĩa là chất lượng hình ảnh cao hơn. Các nhà sản xuất smartphone thích khoe khoang về số megapixel trên máy ảnh của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là máy ảnh của họ tốt hơn.

Số megapixel cao hơn chỉ giúp tăng độ phân giải cho ảnh, giúp dễ dàng phóng to và cắt ảnh mà không làm mất chi tiết. Tuy nhiên, do độ phân giải cao hơn, kích thước tập tin cũng lớn và tiêu tốn nhiều dung lượng hơn.

Chủ yếu có hai lý do khiến camera 108 MP không cần thiết. Một là, smartphone ngày nay đã đi kèm ống kính zoom khi muốn chụp các vật thể ở xa. Hai là, đối với những bức ảnh thường, người dùng không cần nhiều độ phân giải như vậy để đảm bảo độ rõ nét trong hình ảnh.

Màn hình QHD

Màn hình độ phân giải QHD, hay 1.440p (2.560 x 1.440 pixel), khá phổ biến đối với các điện thoại hàng đầu kể từ khi xuất hiện vào năm 2014. Màn hình QHD sắc nét hơn đáng kể so với FHD, hay 1.080p (1.920 x 1.080 pixel).

Vấn đề là màn hình QHD tốn nhiều năng lượng hơn để hoạt động. So với màn hình FHD, người dùng có thể giảm thêm gần 10% thời lượng pin trong suốt một ngày sử dụng. Thêm vào đó, QHD là một tính năng chỉ có trên điện thoại hàng đầu, vì vậy người dùng sẽ phải chi số tiền lớn hơn.

Tốc độ làm mới 144 Hz

Hầu hết smartphone đều bị giới hạn ở tốc độ làm mới 60 Hz trong một thời gian cho đến khi OnePlus 7 Pro ra mắt năm 2019, ngành công nghệ đã phát triển để cung cấp màn hình 90 Hz và 120 Hz. Trong thực tế, Razer Phone ra mắt năm 2017 là smartphone đầu tiên có màn hình 120 Hz.

Đến năm 2020, màn hình 120 Hz được giới hạn cho các smartphone hàng đầu và tầm trung, nhưng hiện đã có mặt trên cả điện thoại giá rẻ. Chỉ trong 2 năm, màn hình tốc độ làm mới cao đã trở thành xu hướng chủ đạo.

Giờ đây, mọi thứ đã tiến xa hơn khi điện thoại chơi game có tốc độ làm mới 165Hz xuất hiện, tuy nhiên nó thực sự không cần thiết. Ngay cả khi đặt màn hình 120 Hz và 144 Hz bên cạnh nhau, sự khác biệt đơn giản là không thể nhìn thấy. Quan trọng hơn, hầu hết các trò chơi di động hiện nay không hỗ trợ 120 Hz, vì vậy tính năng 144 Hz có vẻ thừa.

RAM 16 GB

Đối với hầu hết người dùng, RAM 6 GB là đủ cho hoạt động hằng ngày như duyệt web, chơi game nhẹ, phát nhạc và video, truyền thông xã hội... thậm chí trong 2 - 3 năm tới. Đối với game thủ, RAM 8 GB là đủ để chạy tất cả ứng dụng và trò chơi trên thiết bị di động, và RAM 12 GB sẽ đảm bảo những game nặng hoạt động trơn tru. Bất cứ điều gì vượt qua mức đó đơn giản là không cần thiết vì người dùng sẽ không chạy nhiều ứng dụng trong nền cùng một lúc.

Sạc không dây

Mặc dù công nghệ đang dần trở nên tốt hơn trong những năm qua, nhưng sạc không dây vẫn rất tệ và không nên được ưu tiên khi mua điện thoại mới. Nó không hiệu quả và tạo ra nhiều nhiệt. Chưa kể về mặt kỹ thuật, sạc không dây không phải là không dây hoàn toàn vì điện thoại vẫn cần đặt vào một vị trí cố định để sạc. Sạc không dây thực sự vẫn cần ít nhất ba năm nữa để trở nên phổ biến hơn.

Trong khi đó, sạc có dây nhanh, rẻ, hiệu quả, bền hơn, không quá nóng và tạo ra ít chất thải hơn trong quá trình sạc, dẫn đến ít gây hại cho môi trường. Ngoài ra, sạc USB-C thực sự hữu ích vì đó là một tiêu chuẩn phổ biến và có thể cắm vào hầu hết smartphone hiện đại.

 

Theo Kiến Văn
Thanh niên

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây