Thầy cô giáo hãy là người thông thái khi sử dụng mạng xã hội

Chủ nhật - 05/04/2020 09:22:32
Mạng xã hội đã “đưa cả thế giới” đến gần hơn với mọi người. Tuy nhiên, nếu người dùng có những suy nghĩ lệch lạc thì sẽ đem đến những hậu quả khôn lường cho chính bản thân và cộng đồng, đặc biệt khi người dùng là thầy cô giáo.
 
Day Online Thoi Covi
 

Ngày 29.3, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng đối với ông ĐT. (giáo viên trên địa bàn) về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức lên mạng xã hội.


Trước đó, vào ngày 11.2, thông tin từ UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, UBND huyện này vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Quang D. (35 tuổi, giáo viên tại một trường THCS trên địa bàn) số tiền 12,5 triệu đồng vì đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội.


Trong tháng 2/2020, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau cũng đã xử phạt một giáo viên (đang công tác tại một trường học trên địa bàn thành phố Cà Mau) 10 triệu đồng vì đăng tin sai sự thật về dịch COVID-19.


Từ xưa đến nay, thầy cô giáo luôn được xã hội tôn vinh. Vì vậy mọi phát ngôn của thầy cô giáo luôn được xem là chuẩn mực, luôn được phụ huynh và học sinh tin theo. Ngày nay, khi thầy cô giáo dùng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… thì đối tượng kết bạn nhiều nhất chính là học sinh và phụ huynh.    


Do đó, khi thầy cô đăng hay chia sẻ những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt thì đối tượng chịu hậu quả lớn nhất chính là học trò của mình.


Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi người dân cả nước đang từng ngày, từng giờ chung tay chống dịch COVID-19 thì những thông tin sai sự thật được phát ngôn từ thầy cô giáo sẽ gây hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho học sinh và phụ huynh, gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội.        


Việc sử dụng mạng xã hội đối với giáo viên là điều rất cần thiết trong thời đại số ngày nay. Đặc biệt, trong bối cảnh học sinh tạm nghỉ không đến trường do dịch COVID-19 thì việc sử dụng mạng xã hội như Faceboook, Zalo,… để tạo nhóm học sinh, phụ huynh nhằm tương tác, hướng dẫn và tổ chức dạy học cho học sinh là rất cần thiết và hiệu quả.                                   


Khi đưa thông tin lên mạng xã hội cần phải có tính giáo dục, nó hướng người đọc đến chân thiện mỹ, đến hành động và nhận thức tốt. Khi đăng hay chia sẻ một thông tin lên trang cá nhân của mình, chúng ta cần suy nghĩ mình đăng thông tin này cho ai, hay là chỉ để câu like vô bổ.


Với việc giữ gìn hình ảnh của người thầy, mỗi thầy cô giáo là một tuyên truyền viên tích cực để giúp học sinh, phụ huynh hiểu và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Dùng mạng xã hội để đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc của đồng nghiệp và của mọi người.


Hãy biết sử dụng một cách khoa học để mạng xã hội trở thành công cụ hữu ích trong cuộc sống. Chia sẻ các thông tin tốt, những việc làm hay, những tấm gương điển hình lên các trang mạng xã hội nhằm giúp các em học sinh nhận ra giá trị đích thực của những hành động đẹp để học sinh noi theo.

 
Theo PHAN DUY NGHĨA
Lao Động

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây