Làm sao bắt nhịp với việc học?

Chủ nhật - 03/05/2020 09:39:59
Sau thời gian nghỉ học kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19,  ngày mai (4.5), các tỉnh thành trên cả nước  cho học sinh trở lại trường. Học sinh cần làm gì để 'bắt nhịp' với môi trường học tập?
 
việc học

Sau thời gian nghỉ học kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khi quay trở lại trường, học sinh không tránh khỏi những “lỗi nhịp” và giáo viên sẽ làm gì để học sinh bắt kịp với việc học?
Theo thầy Thiều Quang Thịnh, Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP.HCM), sau gần 4 tháng vừa nghỉ Tết Nguyên đán vừa nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên  dù có học trưc tuyến nhưng cường độ học tập không áp lực như học trực tiếp nên học trò sẽ không tránh khỏi sự chểnh mảng, khó tập trung…

Khuyến khích học sinh ghi lại cảm xúc

Vì vậy bản thân các thầy cô chính là người trực tiếp giảm bớt sức ì đó bằng việc giảng dạy nghiêm túc. Các thầy cô nghiêm túc sẽ tác động đến suy nghĩ  học sinh rằng việc nghỉ đã kết thúc và chúng ta phải tiếp tục học tập . Cùng với đó, trong mỗi bài giảng, giáo viên cũng ôn lại những kiến thức mà học sinh đã được học trước đó để các em bắt nhịp, theo kịp nội dung bài học mới.
Giáo viên chủ nhiệm  sẽ quan tâm đến công tác ổn định nền nếp, chuyên cần và cũng phải sinh hoạt với học sinh để có thái độ học tập phù hợp, có biện pháp để các em xốc lại tinh thần, bắt nhịp với guồng quay học tập
Trước đây, sau mỗi kỳ nghỉ tết, giáo viên thường cùng học trò ghi lại, chia sẻ cảm xúc cũng như những kỳ vọng vào một năm mới thì nay, thầy cô có thể khuyến khích các em ghi lại cảm xúc sau kỳ nghỉ do ảnh hưởng của dịch bệnh, những hiểu biết và cảm xúc về thế giới trong những năm tháng khó quên này. Và từ những hình ảnh về thế giới từng ngày biến động với dịch bệnh, mỗi gia đình mỗi cá nhân đều trải qua những thay đổi thì với riêng học sinh cần đặt ra kế hoạch cho thời gian học tập sắp tới như thế nào?. Những chia sẻ đó sẽ giúp thầy cô và học trò gần gũi để cùng nhau hợp tác nhanh chóng hoàn tất những kế hoạch học tập.

 

Kế hoạch học tập theo tiến độ...trò chơi

Theo quy định,  thời gian hoàn tất các bài kiểm tra là ngày 30.6 vì vậy theo thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3), từ ngày đi học đến ngày thi chỉ còn khoảng 8 tuần. Do vậy vừa để học sinh nhanh chóng bắt nhịp với guồng quay nhưng cũng tránh áp lực ngay khi mới quay trở lại sau thời gian nghỉ dài thầy Đăng Du tổ chức 8 tuần học theo tiến độ của trò chơi.
Thầy Du cho biết, tuần 1 dành cho khởi động, từ tuần 2 đến tuần 5 để tăng tốc, thời gian còn lại để về đích. Ở phần khởi động, học sinh sẽ thực hiện bài tập nhỏ với 20 câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra khả năng và tiếp thu việc học online. Sau khi công bố kết quả , giáo viên bắt đầu dạy theo các chuyên đề mà phần lớn các em không tiếp thu được khi học trực tuyến trong thời gian vừa qua. Cuối phần tăng tốc là bài tập 40 câu trắc nghiệm lấy điểm kiểm tra hệ số 2. Phần về đích nhằm hệ thống hoá kiến thức và nâng cao kỹ năng cho bài kiểm tra học kỳ, thi THPT.
Còn cô Lê Thị Ngọc Thúy, giáo viên lớp 9, Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), cho hay mỗi lớp học đều có nhóm hoạt động trên mạng xã hội nên gần đến ngày đi học, giáo viên đã gửi nhắc nhở vào nhóm để học sinh có sự chuẩn bị về tâm thế và thời gian. Đồng thời, giáo viên có thể khuyến khích học sinh bằng những câu đố kiến thức và giới hạn thời gian để báo kết quả. Như vậy sẽ giúp học sinh có ý thức dần với việc học tập trở lại.

 

Giáo viên và học sinh kết nối  với nhau bằng cảm xúc

Còn tiến sĩ Pham Thị Thúy,  chuyên viên tham vấn tâm lý.  chỉ ra rằng, giai đoạn này đi học, việc bắt nhịp có phần nhẹ nhàng hơn so với thời điểm sau khi nghỉ tết bởi sau thời gian nghỉ  tết và nghỉ do dịch, học sinh nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè và háo hức với ngày trở lại trường.
Việc trở lại trường lần này  khiến giáo viên khá vất vả vì phải vừa lo chống dịch, vừa phải lo hoàn tất kiến thức. Nhưng ở góc độ tâm lý, thì hệ miễn dịch của cơ thể đến từ tâm lý vui vẻ vì vậy để học sinh có cơ chế phòng dịch tốt thì trước hết, giáo viên vẫn cần kết nối với học trò, tạo những trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ cùng khơi gợi hỏi đáp về các nguyên tắc an toàn. Hãy kết nối bằng cảm xúc chứ không nên nhồi nhét theo kiểu dọa dẫm, dội gáo nước lạnh khiến học trò sợ, căng thẳng sễ khiến ảnh hưởng đến sự thoải mái trong tiếp nhận kiế thức ở những ngày sau.
Về phía gia đình, chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy cũng lưu ý, khi con trở lại trường, bên cạnh cùng làm và  nhắc nhở con chuẩn bị những đồ dùng vật dụng cần thiết như khẩu trang, nước rửa tay thì hãy nhẹ nhàng nhắc con những nguyên tắc trong phòng chống dịch. Và cũng đừng nên gây áp lực, lo lắng, căng thẳng quá mức cần thiết.

 
Theo Bích Thanh
Thanh niên

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây