Điểm thi THPT quốc gia không còn được "chuộng”

Thứ hai - 30/12/2019 02:04:19
Năm 2020 có trường đại học chỉ dành 40% tổng chỉ tiêu xét điểm Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia. Bên cạnh những ý kiến đánh giá cao sự tự chủ trong xét tuyển, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về sự công bằng, mặt bằng chung trong đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
 
chuộng
 

Giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi quốc gia

Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến thực hiện trong năm 2020. Đáng chú ý, năm học 2020 - 2021, các trường đã giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi trung học phổ thông quốc gia, nghiêng về lựa chọn riêng, tự sử dụng các kỳ thi cũng như phương thức riêng.

Theo kế hoạch tuyển sinh dự kiến, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh điều chỉnh giảm chỉ tiêu xét điểm thi quốc gia xuống còn khoảng 40%. Đồng thời, tăng chỉ tiêu xét điểm thi năng lực do Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tổ chức lên 40%.
 

Đại diện Trường Đại học Công nghệ thông tin TP.Hồ Chí Minh thông tin, năm 2020, trường dành khoảng 40% tổng chỉ tiêu cho xét điểm kỳ thi chung và dự kiến có thể tiếp tục giảm thêm 10% trong năm tới.

Còn PGS.TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến năm 2020, nhà trường sẽ dành khoảng 20-50% chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tổ chức. “Việc tăng chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức từ kết quả thi đánh giá năng lực là hướng đi chính của nhà trường trong tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Thắng chia sẻ.
 

Đại diện Trường Đại học Công nghệ thông tin TP.Hồ Chí Minh thông tin, năm 2020, trường dành khoảng 40% tổng chỉ tiêu cho xét điểm kỳ thi chung và dự kiến có thể tiếp tục giảm thêm 10% trong năm tới.

Còn PGS.TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến năm 2020, nhà trường sẽ dành khoảng 20-50% chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tổ chức. “Việc tăng chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức từ kết quả thi đánh giá năng lực là hướng đi chính của nhà trường trong tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Thắng chia sẻ.

Ngoài việc đẩy mạnh việc tuyển sinh bằng phương án sử dụng điểm thi năng lực của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh ở nhiều tỉnh miền Nam, theo công bố của các trường thì năm học 2020-2021, một số phương án tuyển sinh khác như sử dụng học bạ, tổ hợp hỗn hợp các điểm thi, tuyển thí sinh người nước ngoài, học sinh Việt Nam tốt nghiệp tú tài quốc tế… cũng được sử dụng nhiều.

Được tự chủ, các trường phải đảm bảo uy tín của mình

Trong khi có trường thay đổi hướng tuyển sinh theo những cách riêng, một số trường vẫn trung thành với kết quả thi trung học phổ thông quốc gia. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, kỳ thi chung vẫn đảm bảo sự tiết kiệm và đánh giá người học trên một chuẩn chung.

Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến lo ngại về sự công bằng, minh bạch trong tuyển sinh khi các trường được tự quyền quyết định. Giáo viên Trần Mạnh Tùng - Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) - cho rằng, cả 2 băn khoăn trên đều có cơ sở. Các trường thay đổi đa dạng các hình thức để tuyển sinh đúng là xu hướng mới phù hợp bởi kỳ thi hiện tại do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức không đủ để đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.

Các trường có điều kiện đã tổ chức được các kỳ thi đánh giá năng lực riêng, những thành công ban đầu của kỳ thi năng lực của Đại học Quốc gia cũng minh chứng cho điều đó. Luật Giáo dục Đại học đã giao quyền tự chủ cho các trường thì cần tôn trọng quyền tự chủ tuyển sinh của các trường.

Tuy nhiên, phía Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phải tăng cường về mặt quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo công bằng.

Theo HUYÊN NGUYỄN
laodong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây