Tư vấn tuyển sinh

https://tuvantuyensinh.vn


Chất béo bão hòa không làm tăng cholesterol xấu

Chuyên gia khuyên chúng ta nên tập trung vào dinh dưỡng tổng thể của thực phẩm trong chế độ ăn uống hơn là định lượng chất dinh dưỡng cụ thể nào đó. 
 
cholesterol

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ, chế độ ăn gồm toàn thực phẩm giàu chất béo bão hòa không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc dẫn đến tử vong sớm, theo Bicycling.

Cụ thể, nghiên cứu phát hiện, đúng là ăn các axit béo bão hòa như a xít stearic, palmitic, myristic và lauric có trong sữa, thịt, trứng và các thực phẩm giàu chất béo khác làm tăng mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) không mong muốn nhưng nhưng ở hầu hết mọi người, nó không làm tăng loại cholesterol “xấu” này.

Cụ thể, chất béo bão hòa không làm tăng mức cholesterol LDL nhỏ, đậm đặc, khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mà nó làm tăng mức độ của các hạt LDL lớn hơn, không liên quan đến tăng nguy cơ bệnh.

“Trong số thực phẩm thường được coi là mang “chất béo bão hòa”, một số loại tốt cho sức khỏe và một số loại thì không. Do đó, lượng a xít béo bão hòa (SFA) trong thực phẩm không phải là yếu tố dự báo tốt”, Tom Brenna, tiến sĩ, giáo sư về Dinh dưỡng và Nhi khoa tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), nói với Bicycling.

Tom Brenna giải thích, chỉ xem xét hàm lượng chất béo bão hòa sẽ dẫn đến việc tránh các loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe - sữa, thực phẩm lên men (sữa chua, pho mát) và các loại khác. Mà thực phẩm truyền thống thường tốt cho sức khỏe hơn thực phẩm chế biến.

Ví dụ như sữa, là một nguồn a xít béo bão hòa chính, nhưng ăn nhiều phô mai và sữa chua có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Tương tự như vậy, trứng rất giàu a xít béo bão hòa, nhưng chúng cũng đậm đặc chất dinh dưỡng và các chất chống ô xy hóa như lutein và zeaxanthin, khó có trong các thực phẩm khác. Một số phân tích tổng hợp còn phát hiện ra tiêu thụ trứng cao hơn không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành  mà có thể liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn, theo Bicycling.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, việc hạn chế chất béo bão hòa khiến ta có thể bỏ lỡ các loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng chất lượng cao và thay thế bằng một lựa chọn ít lành mạnh hơn, như carbs chế biến hoặc tinh bột, những thứ thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, lời khuyên là hãy tập trung vào chất lượng tổng thể của thực phẩm trong chế độ ăn uống hơn là nhắm vào định lượng chất dinh dưỡng cụ thể nào đó.

 
Theo Tạ Ban
Thanh niên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây