Đấu giá quyền sử dụng tần số 4G, 5G bất thành

Thứ năm - 08/06/2023 06:57:34


Trong tháng 5 và tháng 6, Bộ TT-TT đã tổ chức 3 lần đấu giá băng tần 4G và 5G, nhưng không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ và nộp tiền đăng ký đấu giá.

Đấu giá quyền sử


Thông tin về kết quả đấu giá băng tần 4G, 5G được Bộ TT-TT cho biết tại buổi họp báo định kỳ tháng 6 của Bộ TT-TT tổ chức chiều 5.6. 

Theo Bộ TT-TT, trong các ngày 15.5, 25.5 và 2.6, cơ quan này đã tổ chức đấu giá băng tần 2.300 MHz gồm 3 khối băng tần A1 (2.300 - 2.330 MHz), A2 (2.330 - 2.360 MHz), A3 (2.360 - 2.390 MHz).

Tuy nhiên, đến hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá của từng khối A1, A2, A3, không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ và nộp tiền đặt trước đăng ký tham gia đấu giá. Vì vậy, các cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số đối với các khối băng tần A1, A2, A3 là đấu giá không thành.

Trước đó, sau khi Bộ TT-TT ban hành và thông báo công khai về phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số đối với băng tần 2.300MHz vào cuối tháng 2.

Theo luật Tần số vô tuyến điện, các nhà mạng muốn có băng tần tốt để cung cấp dịch vụ cho khách hàng sẽ phải đấu giá.

Doanh nghiệp tham gia đấu giá băng tần 2.300 - 2.400 MHz có thể triển khai mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ IMT - Advanced (4G) hoặc IMT-2020 (5G), theo nguyên tắc triển khai công nghệ nào sẽ áp dụng yêu cầu triển khai mạng viễn thông với công nghệ tương ứng (IMT - Advanced, IMT - 2020).

Sau thông báo, đã có 4 doanh nghiệp viễn thông nộp hồ sơ là VNPT, Viettel, MobiFone và Vietnamobile được Bộ TT-TT cấp giấy xác nhận đủ điều kiện tham gia đấu giá.

Theo công bố của Cục Tần số vô tuyến điện, giá khởi điểm đấu giá tần số 2.300 - 2.400 MHz cho 3 khối băng tần là 17.394 tỉ đồng. Cụ thể, đối với khối băng tần A1 (2.300 - 2.330 Mhz), A2 (2.330 - 2.360 Mhz), A3 (2.360 - 2.390 Mhz) đều có giá khởi điểm 5.798 tỉ đồng và thời hạn sử dụng là 15 năm.

Tiền đặt trước được quy định tối thiểu là 5%, tối đa là 20%. Cụ thể, tiền đặt trước áp dụng tại cuộc đấu giá với 3 khối băng tần là 580 tỉ đồng/khối.

Đến cuối năm 2022, Bộ TT-TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, việc bỏ một số tiền lớn để đầu tư băng tần 4G, 5G trong bối cảnh dịch vụ viễn thông truyền thống đang suy giảm là điều mà các nhà mạng phải cân nhắc.

 

Theo Thu Hằng
Thanh niên

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây