Vì sao người càng có tiền càng khiêm tốn?

Thứ ba - 04/02/2020 10:28:44

Thực ra, con người cần không ngừng nâng cao, hoàn thiện bản thân - khi bạn cho rằng mình đã có đủ tiền để vênh vênh tự đắc, người khác không những có tiền, mà còn có học thức, thậm chí cả địa vị xã hội; khi bạn có tiền nhưng không thể bản vệ mình, thứ mất đi không chỉ là tiền, mà thậm chí còn là cả tính mạng.

 
khiêm tốn
 

Thượng Hải, Trung Quốc, nơi những ánh đèn màu rực rỡ về đêm, nơi tiền bạc và ước mơ đan xen, nơi mà bạn đâu đâu cũng có thể bắt gặp những cô gái với những món đồ hàng hiệu trên tay. "Có tiền", là ấn tượng đầu tiên họ đem lại cho người khác.

Mỗi một lần có ai hỏi tôi có cái nhìn ra sao về Thượng Hải, tôi đều nói:

Đừng ngưỡng mộ họ xách túi xách hàng hiệu, có khi bên trong lại rỗng tuếch.

Đừng xem thường những người khiêm tốn, chưa biết chừng họ lại là những người giàu có thích lối sống giản đơn.

Cũng đừng bao giờ đi khoe khoang mình giàu có ra sao, nói không chừng trong lòng họ, bạn chỉ là một tên hề thích bốc phét.

01

Tôi từng đọc được một câu chuyện trên mạng như sau:

Trong kí túc xá của một trường đại học nào đó ở Bắc Kinh, Trung Quốc, có một nam sinh A, điều kiện gia đình không tồi, ăn uống mặc đồ đều là hàng hiệu, còn thường hay khoe khoang về bố mẹ mình.

Có một lần, nhóm cùng kí túc xá tổ chức đi thăm công viên động vật hoang dã Bắc Kinh. Lúc đến nơi, B., người phụ trách mua vé cho cả nhóm phát hiện ra vé đi đằng nào mất.

Thấy áy náy, B đứng ra nhận trách nhiệm, nhưng vì không mang tiền nên đành phải vay A.

A "ra vẻ", nói rằng vì nể tình gia cảnh nhà B không tốt nên chỗ tiền này không cần trả lại, xem như lần này A mời cả nhóm.

Sau này, B vẫn trả tiền A, A cũng không nói là không lấy.

Chớp mắt một cái tới ngày tốt nghiệp, B hẹn các bạn trong kí túc ra cổng trường, nói là muốn mời các bạn đi chơi để cảm ơn những năm tháng đại học các bạn đã giúp đỡ, lúc này, mọi người ai cũng nhìn thấy trước cổng trường là một chiếc BMW X3, B. nói, đây là quà tốt nghiệp mà ba tặng cho mình.

Sau này bọn họ mới phát hiện ra, B tuy không phải người Bắc Kinh nhưng ba của B lại sở hữu một công ty bất động sản ở Bắc Kinh, hơn nữa, ở quê cũng là một đại gia có tiếng.

Thực ra, từ đầu tới cuối, B chưa bao giờ nói mình nghèo, chỉ có điều, cậu đã quen với cuộc sống đơn giản, không hoa lệ.

Những người luôn tự cho rằng mình có tiền, đi đâu cũng khoe khoang mình giàu ra sao, một lúc nào đó sẽ phát hiện ra, sự khoe khoang của bạn, trong mắt người khác chẳng qua chỉ là một trò hề.
 

02

Quảng Đông, Trung Quốc những năm 80,90 là một nơi mà trật tự xã hội khá hỗn loạn, xã hội đen, cướp, trộm xảy ra như cơm bữa, mây đen che phủ cả bầu trời xã hội Quảng Đông lúc bấy giờ.

Hàng loạt những vụ cướp kinh hoàng liên quan đến cả tính mạng con người xảy ngay cả ở thành phố phát triển như Thâm Quyến. Từ tháng 4/1993 tới tháng 6/1994, thành phố này liên tiếp xảy ra các vụ án mất tích bí hiểm, tài xế taxi bị giết vứt lại ở những nơi hoang vu.

Mọi người ban ngày ra đường cũng phải cẩn thận, dè dặt.

Có người mang balo cũng bị người đi xe máy giật chứ đừng nói đeo hoa tai, đeo vòng vàng... ai cũng phải dè dặt sợ bị giật lúc nào không hay.

Kể từ đó, người Quảng Đông hình thành cho mình thói quen ăn vận đơn giản.

Thậm chí tới tận ngày nay, không khó để bắt gặp những người Quảng Đông chỉ mặc những chiếc áo phông đơn giản, đi dép xỏ ngón, trông vô cùng giản dị.

Không phải vì họ không có tiền, mà bởi những kí ức về giai đoạn xã hội kinh hoàng đã ăn sâu vào tâm trí họ, ảnh hưởng tới cách xử thế của họ, và cả cách họ giáo dục con cái đời sau, đó chính là: nhất định phải khiêm tốn, dẫu sao thì, tiền hết có thể kiếm, sĩ diện không có cũng chẳng sao, nhưng mạng mà mất thì không còn cái gì.
 

03

Không biết bạn có phát hiện ra, trong hiện thực cuộc sống, những người càng có tiền càng là những người khiêm tốn.

Họ nói chuyện luôn rất ôn hòa, trên khuôn mặt luôn thường trực một nụ cười, khi xảy ra mâu thuẫn với mọi người, họ sẽ cố gắng lựa chọn nhượng bộ.

Lúc trước tôi nghĩ mãi không hiểu vì sao, bây giờ phát hiện ra, đây mới là trí tuệ của cuộc sống.

Cảnh giới càng cao, càng không quan tâm hư vinh, đối đãi chân thành với mọi người mới là "hoàng đạo".

Có người từng được có cơ hội ăn cơm với tỷ phú Hồng Kông nổi tiếng, Lý Gia Thành.

Anh ấy nói, Lý tiên sinh trong suốt buổi tiệc đã ngồi lần lượt 4 bàn, nói chuyện rất thân thiện với từng người một, không vì ai đó không phải là bô lão giới thương nhân mà xem nhẹ. Mỗi bàn ngồi 15 phút là đứng dậy, nói xin lỗi tôi phải tới bàn khác ngồi một chút.

Mỗi bàn 15 phút, tổng cộng 4 bàn, vừa hay một tiếng đồng hồ.

Trước khi đi, Lý tiên sinh còn nói nhất định phải bắt tay tạm biệt với mọi người, ai cũng được bắt tay, ngay cả những nhân viên phục vụ ở đó, rồi tiễn mọi người ra thang máy, đợi thang máy đóng rồi mới rời đi.

Lý Gia Thành từng nói:

"Nói đơn giản thì, đi cầu việc làm ăn là chuyện khó, việc tự tìm tới bạn, làm sẽ đơn giản hơn nhiều. Một người, quan trọng nhất là phải cần cù, tiết kiệm. Phải tiết kiệm chính bản thân, đối xử với người khác khảng khái, đó là suy nghĩ của tôi. Chữ tín là phải giữ, bạn bè "đủ dùng", cho tới ngày hôm nay, mỗi một đối tác làm ăn của tôi sau đó đều trở thành bạn bè của tôi, trước giờ chưa bao giờ xảy ra chuyện gì mâu thuẫn hay mất lòng đôi bên, về điểm này, tôi lấy đó làm vinh dự."

Đạo xử thế của Lý Gia Thành chính là sự thành tâm, thành ý.

Lý do Lý Gia Thành có thể đạt được thành công trên thương trường, không liên quan gì đến tính cách của ông, chính sự hào phóng, hào sảng của ông giúp ông tỏa sáng trong lĩnh vực kinh doanh.

Tuy nhiên, trong cuộc sống lại tồn tại không ít người chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân, thấy ai hữu ích sẽ lợi dụng tới cùng, thấy ai không còn giá trị lợi dụng liền "người dưng nước lã".

Có câu nói rất đúng, bạn đối xử với người khác ra sao, họ sẽ đối xử lại với bạn y như vậy.

Nếu bạn có gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống hay thất bại trong sự nghiệp, hãy hồi tưởng lại mỗi một lần đối nhân xử thế của bạn trước đó.
 

04

Khiêm tốn, cũng có nghĩa là bạn càng trải nghiệm nhiều, bạn càng có thể nhận ra được những thiếu sót của bản thân, từ đó cải thiện bản thân và tôn trọng người khác hơn.

Nhiều khi, sự giàu có, địa vị và những lời nói của người khác đem lại cho chúng ta ảo giác, cho rằng mình hơn người, mình đã bước vào được top 5% những người giàu có trên thế giới.

Thực ra, con người cần không ngừng nâng cao, hoàn thiện bản thân -- khi bạn cho rằng mình đã có đủ tiền để vênh vênh tự đắc, người khác không những có tiền, mà còn có học thức, thậm chí cả địa vị xã hội; khi bạn có tiền nhưng không thể bảo vệ mình, thứ mất đi không chỉ là tiền, mà thậm chí còn là cả tính mạng.

Đôi khi, khiêm tốn, không phải là nghèo, mà là sự bảo vệ thiết thực cho bản thân.

 

Theo Alexx

Trí thức trẻ

 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây