Tế bào quang điện hoạt động ban đêm

Thứ năm - 06/02/2020 07:47:05
Giáo sư Jeremy Munday tại Đại học California ở Davis (Mỹ) vừa thiết kế thành công tế bào quang điện có thể sản sinh ra điện trong điều kiện ban đêm.
 
Tế bào

Nghiên cứu đăng trên tạp chí ACS Photonics cho biết mỗi mét vuông tế bào quang điện mới có thể tạo ra sản lượng điện lên đến 50 watt dưới điều kiện lý tưởng trong đêm, bằng khoảng 1/4 công suất ban ngày của tấm pin mặt trời với kích thước tương tự.
Theo Giáo sư Munday, quy trình hoạt động của tế bào quang điện ban đêm là sự đảo ngược cơ chế hoạt động của tế bào quang điện ban ngày. Tế bào điện mặt trời có nhiệt độ thấp hơn nên hấp thu ánh sáng, còn tế bào quang điện mới nóng hơn sẽ sản sinh nhiệt lượng. Để đạt được cơ chế đó, ông Munday hướng chúng đến những vùng không gian nhiệt độ thấp vào ban đêm.
“Một tế bào quang điện thông thường sản sinh điện khi hấp thụ ánh sáng mặt trời, tạo ra dòng điện. Trong các thiết bị mới, ánh sáng thực chất phát ra từ chúng và dòng điện đi theo chiều ngược lại nhưng vẫn tạo ra điện. Vật liệu khác nhưng nguyên tắc vật lý vẫn tương tự”, theo Giáo sư Munday. Hiện ông Munday đang cùng các cộng sự phát triển 3 nguyên mẫu của tế bào quang điện ban đêm với hy vọng cải thiện sản lượng điện hơn nữa.

 
Theo Phước Đạt
Thanh niên

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây