Máy tính giúp người bại liệt chuyển ý nghĩ thành văn bản

Thứ hai - 15/11/2021 07:04:38

Nhờ hệ thống cấy ghép não, một người đàn ông bị liệt từ cổ trở xuống do chấn thương tủy sống vào năm 2007 đã có thể viết ra ý nghĩa của mình.
 
Giao diện12

Theo ScienceAlert, hệ thống này là một giao diện não - máy tính (BCI) có tên BrainGate, thuộc dự án nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ), sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích các tín hiệu thần kinh của đối tượng.

Người đàn ông tham gia thí nghiệm của BrainGate đã 65 tuổi (tạm gọi là T5), không thể dùng tay viết lách suốt nhiều năm qua vì căn bệnh bại liệt. Các nhà nghiên cứu yêu cầu ông thử tưởng tượng đang dùng bút viết ra từng chữ cái trong đầu.

Khi đối tượng hình dung mình đang viết chữ, các điện cực được cấy vào vỏ não sẽ ghi lại tín hiệu thần kinh, truyền đến một máy tính có nhiệm vụ giải mã những tín hiệu này thành các chữ cái.

Hệ thống BrainGate đã xuất hiện từ năm 2015 nhằm hỗ trợ những bệnh nhân bại liệt, teo cơ truyền đạt ý nghĩ của họ. Ban đầu, hệ thống chỉ giúp bệnh nhân điều khiển con trỏ chuột để nhập câu chữ trên máy tính. Dần dần, các nhà nghiên cứu nhận ra bệnh nhân có thể tự viết các chữ cái trong đầu nhanh hơn, như trường hợp của T5.

Trong các thử nghiệm, T5 có thể viết 90 ký tự/phút (khoảng 18 từ/phút) với độ chính xác khoảng 94%. Nếu bật tính năng tự động sửa lỗi (autocorrect), độ chính xác của các chữ cái sẽ lên đến 99%.

Các nhà nghiên cứu đánh giá tốc độ đó không những nhanh hơn đáng kể so với các thử nghiệm BCI trước đây (bệnh nhân gõ bàn phím ảo để viết ra ý nghĩ), mà còn gần bằng tốc độ gõ phím trên smartphone của nam giới cùng độ tuổi với T5, khoảng 115 ký tự/phút.

Qua những thử nghiệm này, nhà nghiên cứu Frank Willett từ Đại học Stanford khẳng định bộ não vẫn nhớ các chuyển động của cơ thể sau hơn một thập kỷ, dù cơ thể đã mất khả năng thực hiện các chuyển động đó. Thuật toán AI cũng rất đắc lực trong việc giải mã các chữ cái mà bệnh nhân viết ra một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian.

Bất chấp tiềm năng của công nghệ này, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng hệ thống hiện tại đang trong giai đoạn thử nghiệm, chỉ có tác dụng với bệnh nhân duy nhất nên vẫn chưa hoàn thiện.

Họ sẽ tiếp tục đào tạo những bệnh nhân khác sử dụng hệ thống này, đồng thời thêm vào nhiều ký hiệu hơn trong bộ ký tự, tinh chỉnh độ nhạy của hệ thống và thêm vào các công cụ chỉnh sửa văn bản cho bệnh nhân.

 
Theo Mai Anh
Thanh niên

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

TIN MỚI

TIN KHÁC

COLUMBIA
-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây